fbpx

Chia sẻ 10 cách bảo mật VPS giúp an toàn máy chủ

Vấn nạn bị đánh cắp dữ liệu đang là mối bận tâm của mọi người. Bạn đã biết cách bảo mật VPS hiệu quả chưa? Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn qua bài viết sau.

“Hacker” và vấn nạn bị đánh cắp dữ liệu đang là mối bận tâm của mọi người, trong thời kỳ công nghệ phát triển vượt bậc. Việc tăng cường bảo mật cho máy chủ VPS là điều hết sức cần thiết. Bạn đã biết cách bảo mật VPS hiệu quả chưa? Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn qua bài viết sau.

cách bảo mật vps
Nâng cao bảo mật VPS là yêu cầu quan trọng hàng đầu

Tại sao cần bảo mật VPS?

lỗi CredSSP không remote đến VPS
Tại sao cần bảo mật VPS?

Cần phải bảo mật an toàn cho VPS vì VPS có chứa nhiều dữ liệu quan trọng như: tài khoản người dùng, tài khoản quản trị, hay các dữ liệu có giá trị quan trọng khác. Bảo mật VPS chính là giữ cho các dữ liệu quan trọng này không bị đánh cắp, thay đổi, hoặc can thiệp bởi người không có thẩm quyền.

Bạn đang sở hữu riêng cho mình một trang website, chuyên về mảng kinh doanh online. Mỗi ngày tổng số thu nhập của các giao dịch lên đến hàng trăm triệu. Bỗng dưng, bạn không thể truy cập vào trang web đó nữa, việc truy cập mất nhiều thời gian. Thậm chí, trang website của bạn bị đăng tải những thông tin tiêu cực, thông tin của bạn một bên thứ 3 đánh cắp. Hậu quả của việc bị hack tài khoản, vừa khiến bạn bị mất tiền, vừa mất uy tín cho các sản phẩm kinh doanh của bạn.

Với tình huống đặt ra như trên, bạn có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc bảo mật server VPS. Bảo mật VPS không chỉ đảm bảo an toàn dữ liệu, thông tin cá nhân, bí mật kinh doanh của bạn. Việc bảo mật VPS còn giúp nâng cao hiệu suất sử dụng VPS.

Xem thêm: Cách đổi dns của vps windows nhanh nhất

Nguyên nhân dẫn đến VPS bị hack

Cách bảo mật VPS lỏng lẻo là nguyên nhân chính dẫn đến VPS bị hack. Thông thường có 3 nguyên nhân chính:

Tại sao cần phải bảo mật VPS?
Tại sao cần phải bảo mật VPS?

1. Đặt mật khẩu dễ đoán

Khi bạn đặt mật khẩu đơn giản, dễ nhớ, vô tình tạo cơ hội cho những người xung quanh bạn đăng nhập dễ dàng. 

2. Không đổi mật khẩu khi nhận VPS.

Đây là lỗi cơ bản nhiều người mắc phải. Đa phần khách hàng đều lười, hoặc quên mất rằng việc phải đổi mật khẩu khi nhận VPS từ nhà cung cấp. Hiện nay, có nhiều phần mềm hoạt động với mục đích Scan Password VPS. Do đó, nếu bạn không đổi mật khẩu, hoặc mật khẩu quá đơn giản thì khả năng bị hack rất cao. 

3. Tải và sử dụng các phần mềm, Source code có chứa Trojan.

Khi sử dụng một thời gian, các Trojan này sẽ tự động kích hoạt để sao chép và mã hóa các tập tin của bạn sau đó yêu cầu các bạn nộp tiền để lấy lại dữ liệu v.v. Đối với khách hàng sử dụng VPS để chứa dữ liệu quan trọng về kinh doanh chẳng hạn. Việc VPS bị hack sẽ gây tổn thất nặng nề cho người dùng. 

Chia sẻ 10 cách bảo mật VPS hiệu quả

Với 10 cách bảo mật VPS bên dưới, bạn có thể đảm bảo cho tài khoản VPS của mình hạn chế tối thiểu rủi ro bị tấn công, đánh cắp dữ liệu.

1.Đặt mật khẩu phức tạp

Nhiều người có tính hay quên, nên thường chọn mật khẩu đơn giản để dễ nhớ. Những mật khẩu này thường dễ đoán, hoặc liên quan đến ngày tháng năm sinh hoặc số điện thoại. Những thông tin này rất dễ tìm được thông qua các mạng xã hội, hoặc những đối tượng bán thông tin khách hàng trên chợ đen.

Đặt mật khẩu phức tạp
Đặt mật khẩu phức tạp để tăng bảo mật VPS

Do đó, khi đặt mật khẩu phải chú ý có đầy đủ các kí tự như: số, chữ thường, chữ hoa, ký tự đặc biệt. Nên đặt mật khẩu phức tạp để tăng tính bảo mật cao cho VPS. 

2. Dùng bảo mật Remote Desktop

Remote Desktop là tính năng tích hợp trên hệ điều hành Windows. Nó cho phép người dùng truy cập và điều khiển VPS từ xa thông qua mạng Internet. Thông thường Port mặc định của Remote Desktop là 3389 có thể dễ dàng bị tấn công bởi hacker. Do đó, bạn cần thay đổi Port mặc định này để đảm bảo bảo mật cho VPS.

Thay đổi Port kết nối mặc định của Remote Desktop là một trong những cách bảo mật VPS Windows hiệu quả nhất.

Tham khảo bài viết sau để nắm chi tiết hơn về cách đổi Port Remote Desktop: Hướng dẫn bảo mật vps windows

3. Chặn toàn bộ IP quốc tế

Hầu hết các cuộc tấn công  DoS/DDoS được các chuyên gia ghi nhận thường bắt nguồn từ IP nước ngoài. Để hạn chế tình trạng này, tăng độ bảo mật VPS, bạn cần kích hoạt chế độ tường lửa Firewall cho hệ thống máy tính của bạn.

Để cài đặt cấu hình Windows Firewall chặn IP quốc tế, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Hướng dẫn bảo mật vps windows

4. Vô hiệu hóa SMB

SMB cho phép người dùng kết nối máy in, chia sẻ các tệp giữ các thiết bị. Hacker có thể từ lỗ hổng này lợi dụng và tấn công thiết bị kết nối với hệ thống VPS server. Để ngăn chặn điều này, bạn nên tắt SMB trên máy chủ. 

Thực hiện vô hiệu hóa SMB Server được xem là một yếu tố quan trọng trong việc bảo mật VPS của bạn.

bảo mật VPS Window
Vô hiệu hóa giao thức SMB

Đễ thực hiện vô hiệu hóa SMB một cách chi tiết, bạn hãy tham khảo bài viết sau của VMon Cloud: Hướng dẫn bảo mật vps windows

5. Cập nhật phiên bản Window mới nhất

Cập nhật phiên bản Windows mới là cách bảo mật VPS được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần thực hiện đơn giản như sau:

  • Nhấp chuột vào biểu tượng Start của Windows-> Chọn Settings -> chọn Windows update

Nếu tính năng cập nhật tự động bị tắt, bạn hãy nhấn chọn Turn on automatic updates để hệ thống tự động cập nhật lên bản mới nhất.

6. Sử dụng các tài khoản Admin mới

Khi bắt tay vào sử dụng VPS, nhà cung cấp tạo cho bạn một tài khoản Admin. Độ an toàn của tài khoản này không đảm bảo, dễ bị tấn công. Cho nên, bạn cần tạo tài khoản Admin mới để sử dụng. Đây là cách bảo mật VPS cần thiết phải thực hiện. Tài khoản Admin mới sẽ cung cấp đầy đủ các quyền quản lý, ngăn chặn xâm nhập hiệu quả.

Tạo tài khoản VPS mới
Tạo tài khoản VPS mới

7. Giới hạn IP kết nối tới VPS 

Việc giới hạn số lượng địa chỉ IP được phép kết nối tới VPS nhằm đảm bảo khả năng bảo mật cho VPS nếu chẳng may có ai đó biết được các thông tin cần thiết để đăng nhập vào VPS của bạn thì họ cũng sẽ bị VPS chặn truy cập do địa chỉ IP máy tính của họ không nằm trong danh sách IP được truy cập vào VPS do bạn thiết lập trước đó thông qua tính năng giới hạn IP kết nối tới VPS của hệ điều hành.

giới hạn IP kết nối tới VPS
Giới hạn IP kết nối tới VPS

Để tiến hành giới hạn IP kết nối tới VPS bạn có thể tham khảo bài viết sau của VMon Cloud: Hướng dẫn bảo mật vps windows

8. Cài đặt phần mềm AntiVirus

Máy chủ VPS dễ bị tấn công bởi virus, phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo…Vì vậy, cần cài đặt phần mềm AntiVirus để hạn chế nguy cơ bị xâm nhập, đánh cắp dữ liệu. Có nhiều phần mềm chống virus free mà người dùng có thể tham khảo. Các phần mềm này sẽ tự động cập nhật, bảo vệ VPS an toàn.

Cách bảo mật VPS từ phần mềm antivirus
Cài đặt phần mềm Antivirus

9. Sao lưu dữ liệu

Sao lưu dữ liệu cũng được xem là cách bảo mật VPS. Tốt nhất backup nên được thực hiện ngoài máy chủ VPS, đề phòng máy chủ gặp sự cố. Khi mua VPS tại VMon bạn được backup định kỳ, giúp bảo vệ dữ liệu trong tính huống khẩn cấp. Nếu máy chủ VPS bị hack, cần khôi phục dữ liệu, sẽ luôn có bản backup VPS để sử dụng.

10. Lựa chọn nhà cung cấp uy tín

Lựa chọn nhà cung cấp uy tín không chỉ đảm bảo an toàn bảo mật cho máy chủ VPS của bạn mà khi gặp vấn đề, bạn có thể được hỗ trực tư vấn trong suốt thời gian thuê máy chủ.

Lựa chọn nhà cung cấp uy tín
Lựa chọn nhà cung cấp VPS uy tín

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho các bạn 10 cách bảo mật VPS hiệu quả. Bạn nên chú ý thực hiện đúng các phương pháp bảo mật an toàn VPS để tránh bị kẻ xấu tấn công, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc của bạn.

Minh Ngô
Mình là Minh Ngô- biệt danh (Minh Ngố) cựu sinh viên đại học Bách Khoa Hà Nội và có 9 năm kinh nghiệm trong mảng System, Security. Gần đây, mình cũng thử sức với Digital Marketing, một lĩnh vực rất thú vị. Mình mong muốn được chia sẻ và hỗ trợ cho mọi người, đặc biệt là các bạn sinh viên. Hãy kết nối với mình nhé!

Chia Sẻ bài Viết

Các bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Cùng nhau, Trực tuyến.

Chúng tôi ở đây giúp các bạn có thể làm việc online một cách hiểu quả nhất.