Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng vps windows, bạn sẽ làm quen với remote desktop để kết nối và điều khiển vps. Bài viết này mình sẽ cũng các bạn tìm hiểu remote desktop để điểu khiển VPS Windows một cách tốt nhất nhé.
Remote Desktop là gì?
Trước tiên, phải công nhận rằng ông trùm công nghệ Microsoft tạo ra rất nhiều công cụ vô cùng hữu ích phục vụ cho công việc, học tập của chúng ta, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người dùng. Cũng bởi vì thế, hệ điều hành Windows quá gần gũi và thân thuộc.
Remote Desktop Protocol (RDP) là một trong những công cụ của Microsoft, tính năng này giúp bạn hoàn toàn có dễ dàng kết nối và điều khiển một máy tính hoặc một thiết bị khác từ xa mà không cần phải có mặt tại địa điểm đó.
Nếu bạn không tìm thấy ứng dụng, bạn có thể tải ứng dụng remote desktop tại store của microsoft.
Nếu bạn đang quản lý nhiều VPS thì Remote Desktop Connection Manager sẽ là một công cụ hữu ích để giúp bạn quản lý tất cả chúng trong cùng một cửa sổ và tiết kiệm thời gian.
Bạn có thể tìm hiểu bài viết về cách quản lý nhiều VPS bằng Remote Desktop Connection Manager.
Cách dùng Windows Remote Desktop trên máy tính Windows 10
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng vps, bạn có thể tham khảo VPS Windows để có một chiếc máy tính hoạt động online 24/7.
Đầu tiên bạn cần có thông tin của VPS bao gồm:
IP: IP của VPS
Username: Tên tài khoản của VPS
Password: Mật khẩu để đăng nhập VPS.
Cách remote desktop sử dụng VPS Windows
Bạn phải biết cách sử dụng remote desktop để có thể kết nối dễ dàng tới VPS mà bạn cần sử dụng. Hãy theo dõi nội dung dưới đây.
Bước 1: Nhấn Windows > Tìm kiếm remote desktop connection > Nhấn Enter để mở Remote Desktop Connection.
Bước 2: Trong cửa sổ Remote Desktop Connection, hãy nhập địa chỉ IP VPS của mà bạn cần truy cập vào trường Computer > Chọn Connect.
Bước 3: Nhập đúng tên người dùng (Username) và mật khẩu (Password) nếu được yêu cầu.
Bước 4: Chọn Don’t ask me again để lần sau không hiện ô thông báo này nữa. Và chọn yes để kết nối.
Sau khi đã biết cách remote desktop win 10, dưới đây là màn hình khi kết nối thành công:
Các cài đặt trong remote desktop vps
Cách dùng remote desktop, bạn đã được biết ở bên trên. Bây giờ bạn sẽ được tìm hiểu các cài đặt remote desktop win 10 để sử dụng sao cho phù hợp nhất.
Trong màn hình chính của remote desktop win 10 bạn chọn Show Options sẽ hiện thị các cài đặt.
General Tab
- Computer: là ô điền ip để bạn kết nối.
- Username: là tài khoản sử dụng để đăng nhập vào máy bạn muốn kết nối đến.
- Save: để lưu các cài đặt lại vào file RDP đang ở hoặc cài đặt mặc định nếu đang không mở file nào.
- Save as: lưu các cài đặt lại thành file RDP để sau có thể dùng lại.
- Open: mở file RDP đã lưu.
Display Tab: cài đặt màn hình hiển thị
Tab tiếp là các cài đặt với màn hình khi bạn remote desktop thành công.
- Display Configuration: đây là phần bạn chọn kích thước màn hình của kết nối máy tình từ xa của bạn. Khi bạn kéo thanh trượt sang ngoài cùng bên phải là remote desktop sẽ hiện thị toàn màn hình. Còn khi kéo thanh trượt sang trái sẽ là các màn hình tuỳ chỉnh khác nhỏ hơn. Hãy chọn kích thước hiển thị mà bạn muốn mở ở máy tính từ xa.
- Use All My Monitors for the Remote Session: Nếu máy tính của bạn có nhiều màn hình, hãy tích chọn ô này để hiện thị màn hình remote desktop trên toàn bộ các màn hình của bạn. Còn nếu ở chế độ toàn màn hình, bạn chỉ trên một trong các màn hình của mình, hãy bỏ chọn ô này.
- Choose the Color Depth of the Remote Session: Đây là danh sách để bạn chọn chất lượng màu màn hình khi kết nối thành công remote desktop. Nếu bạn có kết nối internet không được tốt thì bạn có thể chọn chất lượng màu thấp để được sử tốt hơn.
- Display the Connection Bar When I Use the Full Screen: Chọn ô này bạn sẽ thấy một thanh màu xanh ở trên cùng khi kết nối đến máy tính khác. Nếu bạn không tích ô tuỳ chọn này, bạn nên nhớ tổ hợp phím “Ctrl+Alt+ Pause | Break” để chuyển từ chế độ full màn hình sang chế độ cửa sổ.
Local Resources Tab: các tùy chọn tài nguyên cục bộ
- Remote Audio: Tuỳ chọn cho phép bạn chọn được nguồn phát âm thanh từ máy tính bạn hay từ máy tính được remote đến. Cũng tương tự vậy đối với chức năng ghi âm.
- Apply Windows Key Combinations: Danh sách này sẽ giúp bạn lựa chọn sử dụng phím tắt Windows trên máy tính bạn hay máy tính remote hay chỉ trong chế độ toàn màn hình.
- Local Devices and Resources: Printers là sẽ cho phép máy tính được remote có thể sử dụng máy in trên máy tính chính bạn đang sử dụng. Clipboard là cho phép bạn sao động bộ Clipboard giữa hai máy tính được remote và máy đang sử dụng.
- Bạn cũng có thể chia sẽ rất nhiều tài nguyên cục bộ khác như: ổ đĩa, port, …. Bạn có thể ấn More để xem danh sách.
Experience Tab
Các cài đặt ở tab này sẽ giúp bạn quản lý tính trải nghiệm khi sử dụng remote desktop.
- Choose Your Connection Speed to Optimize Performance: Danh này sẽ giúp bạn tối ưu hoá lưu lượng trao đổi, lựa chọn phù hợp với internet và nhu cầu của bạn. Nếu bạn chọn tốc độ thấp thì một số chức năng như: màn hình nền, làm mịn phông chữ, window animation,… sẽ được loại bỏ. Mặc định windows sẽ chọn tự động theo tốc độ kết nối.
- Persistent Bitmap Caching: Nếu bạn chọn tuỳ chọn này trên máy tính bạn đang sử dụng sẽ lưu các bộ nhớ đệm của các bitmap để không phải tải lại khi kết nối. Điều này giúp bạn tải màn hình của máy tính được remote nhanh và mượt hơn.
- Reconnect If the Connection Is Dropped: Nếu bạn chọn tuỳ chọn này, các kết nối sẽ được tự động thử lại nếu bạn bị mất kết nối.
Advanced Tab
- Server Authentication: Danh sách này là xác định việc phải làm nếu gặp phải sự cố xác thực chẳng hạn như chứng chỉ bảo mật không xác định khi remote đến máy tính khác. Mặc định là cảnh báo người dùng xem tiếp tục kết nối hay không. Các lựa chọn khác là luôn kết nối hoặc không kết nối khi gặp vấn đề.
- Connect from Anywhere: Chỉ được sử dụng khi bạn sử dụng các máy chủ nâng cao được gọi là Remote Desktop Gateway để quản lý quyền truy cập từ xa vào các máy tính trong mạng của bạn. Cài đặt này đòi hỏi bạn phải có các kiến thức về Remote Desktop Gateway.
Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục khi sử dụng Remote Desktop
Một số lỗi thường gặp
Trong quá trình sử dụng Remote Desktop, có thể bạn sẽ gặp một số trường hợp bị lỗi, bây giờ sẽ tìm hiểu và khắc phục vấn đề này nhé.
- Lỗi thường gặp nhất là Remote desktop can’t connect to remote computer (Remote desktop không thể kết nối với máy tính từ xa.)
- Không thể sao chép văn bản từ máy tính từ xa.
- Tính năng sao chép văn bản không hoạt động.
- Kích thước cửa sổ từ xa quá lớn/quá nhỏ.
- Thông tin đăng nhập khác với lần kết nối cuối cùng.
- Phải lưu cấu hình tùy chỉnh mỗi lần kết nối.
- CredSSP không remote đến VPS.
- An internal error has occurred trên VPS.
Nguyên nhân
- Nâng cấp Windows: Nguyên nhân của các vấn đề trên có thể do sau khi bạn nâng cấp Windows, Remote Desktop có thể sẽ gặp lỗi do bản nâng cấp không tương thích với tính năng đang có.
- Antivirus: Ngoài ra, phần mềm Antivirus cũng có thể chặn Remote Desktop hoàn toàn hoặc một phần dẫn đến lỗi” không thể kết nối màn hình với máy tính từ xa”.
- Sử dụng Public network: Nếu sử dụng public network hoặc một nhóm network, máy tính của bạn có thể chặn chức năng remote desktop như một cách bảo vệ máy tính.
- An antivirus or firewall: Các kết nối của bạn đang bị chẳn bởi antivirus hoặc firewall.
Cách khắc phục
- Thay đổi cài đặt firewall: Tắt firewall và kiểm tra lại xem liệu bạn có thể kết nối với remote desktop hay không.
- Mở kết nối remote desktop: Remote Desktop Connection (RDC) cho phép máy tính của bạn kết nối với một máy tính từ xa qua Internet. Bạn sẽ không thể kết nối nếu chức năng này bị chặn.
- Đặt lại thông tin đăng nhập: Khi sử dụng Remote Desktop, bạn hay lưu lại thông tin đăng nhập và nhầm lẫn giữa các máy tính. Hãy kiểm tra lại nhé.
Các phím tắt trên Remote Desktop
TT | Tính năng | Phím tắt |
1 | Chuyển máy khách Remote Desktop giữa chế độ toàn màn hình và chế độ cửa sổ | Ctrl + Alt + Pause |
2 | Thiết lập Remote Desktop ở chế độ toàn màn hình | Ctrl + Alt + Break |
3 | Chụp ảnh màn hình của cửa sổ Remote Desktop đang hoạt động | Ctrl + Alt + Minus |
4 | Chụp ảnh màn hình của toàn bộ Remote Desktop | Ctrl + Alt + Plus |
5 | Khởi động lại máy tính từ xa | Ctrl + Alt + End |
Như vậy, mình đã chia sẻ với các bạn cách bật và sử dụng Remote Desktop để sử dụng VPS Windows. Hi vọng qua bài viết này, các bạn có thể dễ dàng đăng nhập và điều khiển VPS một cách dễ dàng và thuận lợi. Trong quá trình sử dụng, có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ với mình nhé.